当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Siêu máy tính dự đoán Fiorentina vs Como, 18h30 ngày 16/2 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Ceramica Cleopatra vs Enppi, 21h00 ngày 17/2: Đứng dậy mạnh mẽ
Bao cao su được quảng cáo là: “sự kết hợp giữa sức mạnh của Hoàng tử và sự dịu dàng của công nương” và đảm bảo “ngày vui của Hoàng gia” |
Tạo hình của Bình Minh trong phim "Sám hối".
Bây giờ, cữ hễ lên màn ảnh lại đóng mấy vai giám đốc rồi sếp nọ sếp kia thì chẳng có gì mới. Cứ quanh đi quẩn lại với mấy vai quen thuộc đó khiến tôi bị mòn cảm xúc mà người xem cũng cảm thấy nhàn. Ít ra cũng phải có cái gì đó gai góc, hóc búa, thử thách… một chút.
Bên Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) mấy lần đưa kịch bản mời tôi tham gia một số phim nhưng tôi không thể ra Bắc theo đoàn phim mấy tháng trời được. Phần vì công việc của tôi ở trong này, phần vì hai con gái còn bé, lúc nào cũng cần phải có ba bên cạnh.
Anh “biến mất” khỏi các hoạt động của showbiz, lại còn đổi số điện thoại, thay đổi tài khoản mạng xã hội… khiến nhiều người nghĩ anh đã quyết định dã từ màn ảnh?
Đúng là thời gian gần đây tôi có một số vấn đề nên đổi số điện thoại cũ. Riêng mạng xã hội thì tôi chỉ sử dụng Zalo như một phương tiện liên lạc, còn không chơi Facebook. Nhiều người thân, bạn bè và đồng nghiệp không liên lạc được với tôi theo số cũ nên nghĩ tôi gặp chuyện gì đó.
Thực ra, cách đây 3 năm tôi có tham gia phim điện ảnh “Sám hối” do đạo diễn người Ấn Độ dàn dựng. Đây là bộ phim được đầu tư với kinh phí gần 2 triệu USD. Tôi đổ rất nhiều mồ hôi, nước mắt và công sức cho vai diễn trong vòng 1 năm trời để hoàn thành vai diễn. Vừa rồi phim đã có kế hoạch công chiếu rộng rãi trên toàn quốc nhưng khi chuẩn bị ra rạp thì dịch Covid-19 tái bùng phát nên phải dừng lại. Tôi đang rất lo lắng, nếu phim để lâu quá sẽ mất đi tính thời điểm của phim. Từ đó đến nay tôi không tham gia dự án phim nào nữa.
Nói thật lòng là bây giờ đóng vai gì cũng phải có cảm xúc với nhân vật thì mới đóng được. Còn nhận lời tràn lan rồi đóng như “trả bài” thì tôi không làm được. Nhiều khi tôi nghĩ là cái thời của mình đã qua nên phải chuyển hướng và nhường cơ hội cho lớp trẻ.
Nhiều năm qua, Bình Minh chuyển hướng sang kinh doanh.
Anh có nghĩ rằng, việc mình dừng nghỉ quá lâu cũng khiến cho đam mê của mình nguội lạnh?
Với tôi, tình yêu dành cho nghệ thuật như đã ngấm vào máu. Tuy nhiên, tôi không phủ nhận, việc mình dừng nghỉ quá lâu cũng khiến cho lửa nghề bị nguội dần đi. Tôi chỉ còn cách nuôi ước ao có một ngày nào đó sẽ có một kịch bản thú vị đến với mình.
Ở vai diễn đó, mình sẽ được thoả sức sáng tạo và tiếp cận với những điều mới mẻ. Trải qua nhiều năm trong nghề, kinh qua nhiều dạng vai khác nhau, bây giờ tôi chỉ thèm một vai thật sự gai góc và nhiều cảm xúc để tôi thoả chí một lần cuối. Nếu không có vai diễn nào như thế, coi như cái duyên của tôi với điện ảnh chỉ đến bấy nhiêu thôi (cười).
Những hình ảnh mới nhất của anh xuất hiện trên mạng xã hội gần đây khiến nhiều người bất ngờ vì một “soái ca Bình Minh” đã không còn. Anh nói sao về sự thay đổi đó?
(Cười lớn) À, những hình ảnh bị cho là “phát tướng” đó là khi tôi đang quay bộ phim “Sám hối”. Nhân vật của tôi trong phim là một võ sĩ MMA nên phải có ngoại hình to lớn khác thường. Để có được tạo hình đó, tôi buộc phải “bơm” trọng lượng của mình lên. Bây giờ thì tôi đã trở lại với phom dáng “ngon ngẻ” trước đây rồi (cười).
Có thể hình dung cuộc sống của anh trong những năm qua như thế nào?
Tôi không tham gia phim ảnh nhưng vẫn duy trì đều đặn công việc kinh doanh. Tôi có một công ty chuyên về tổ chức sự kiện, một nông trại trồng và cung cấp nấm sạch hữu cơ, một dự án về sân golf. Nếu trước đây, tôi luôn bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian cho gia đình thì giờ đây tôi đã chủ động được thời gian hơn.
Mặc dù hai “công chúa” của tôi đã lớn nhưng vẫn luôn quấn quýt ba. Chị lớn có thể tự vệ sinh, tắm rửa, ăn uống… được nhưng cô út thì lúc nào cũng phải có ba chăm mới chịu. Vì thế, ngoài thời gian cho công việc, tôi cũng dành nhiều thời gian cho gia đình.
Gia đình hạnh phúc của Bình Minh và bà xã Anh Thơ.
Vợ chồng anh có kế hoạch sinh thêm con?
Thôi, vợ chồng tôi chỉ dừng ở đó thôi. Không phải chúng tôi không thích đông con mà muốn có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả gia đình. Tôi không đặt nặng vấn đề con một bề hay con hai bề. Tôi chỉ luôn quan tâm đến việc làm sao chăm sóc các con thật khoẻ mạnh, vui vẻ và phát triển toàn diện nhất. Và ngoài thời gian cho các con, mình cũng cần phải có thời gian cho bản thân nữa. Cả đời còm cõi làm việc, kiếm tiền… đến lúc nghỉ ngơi cũng cần phải được nghỉ ngơi đúng nghĩa chứ?
Phải chăng, vì quan niệm như thế nên anh luôn đối với bà xã như một người đang yêu?
Trong đời sống vợ chồng, nếu mình không khéo léo và linh hoạt sẽ rất dễ nảy sinh sự nhàm chán. Chỉ nói đơn giản, vợ chồng suốt ngày ở nhà nhìn nhau thôi cũng đã thấy chán. Từ chán mà nảy sinh xung đột, va chạm… Và để tạo ra không khí mới mẻ trong gia đình thì phải có một nghệ thuật sống. Anh không nhất thiết phải lãng mạn quá nhưng cũng không được phép khô khan quá.
Nhiều khi phải xem nhau như bạn, người tình hoặc người tri kỷ mà ứng đối với nhau. Tất nhiên, để làm việc đó là không dễ nhưng mỗi người và mỗi ngày cố thêm một chút thì sẽ thay đổi được. Với tôi, việc thay đổi không khí trong gia đình rất quan trọng. Nó là mấu chốt để giữ lửa hôn nhân luôn mới mẻ và thú vị.
(Theo Dân Trí)
Tin Sao Việt 12/01: Bỏ mặc những tin đồn ngoại tình, gia đình rạn nứt tình cảm vợ chồng diễn viên Bình Minh vẫn hạnh phúc đi du lịch tại Hàn Quốc.
" alt="Vì sao Bình Minh lặng lẽ rời xa làng giải trí Việt trong 3 năm qua?"/>Vì sao Bình Minh lặng lẽ rời xa làng giải trí Việt trong 3 năm qua?
Nguyên Hiệu trưởng trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn Phí Đắc Hải chia sẻ: "Có lẽ từ khi tham gia ngành bưu chính viễn thông tới giờ, đây là lần đầu tiên, tôi thấy có cuộc tổ chức gặp mặt với quy mô lớn, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ TT&TT với cán bộ hưu trí".
Ông Hồ Thế, nguyên Giám đốc Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng xúc động khi cùng đi thăm đài tưởng niệm tại Đà Nẵng. Năm 1995, Đài được tôn tạo và giữ gìn cho đến nay. “Tôi có mong muốn và đề đạt nhiều lần, nên làm tờ trình với thành phố để đài tưởng niệm được công nhận là Di tích lịch sử. Tôi mong Bộ TT&TT có ý kiến...”, ông nói.
Một số cán bộ bày tỏ xúc động về sáng kiến gặp mặt các các bộ hưu trí của Bộ TT&TT,mong muốn những buổi gặp gỡ như thế này được tổ chức hàng năm….
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi tới các cán bộ đã nghỉ hưu lời thăm hỏi chân thành, mong muốn được tiếp tục theo dõi, ủng hộ và đóng góp những ý kiến để ngành tiếp tục phát triển.
Về đề nghị công nhận di tích đài tưởng niệm Bưu điện miền Trung, Bộ giao cho Giám đốc Sở TT&TT làm việc với thành phố. Bộ trưởng sẽ làm việc với các lãnh đạo với Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Bộ TT&TT luôn giữ tinh thần "muốn đi xa thì phải về gần, muốn phát triển mở ra tương lai thì phải kế thừa quá khứ". Đây là một truyền thống của ngành TT&TT.
Tiếp tục tiên phong, đi đầu
Bộ TT&TT là bộ đa ngành, quản lý báo chí, xuất bản, bưu điện, CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số. Ngôi nhà của ngành đang mở rộng. CNTT là đại diện của CMCN 3.0, chuyển đổi số đại diện cho CMCN 4.0. "Có thể nói rất tự hào trong các CMCN gần đây đều có lĩnh vực của Ngành".
Bộ trưởng thông báo Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định mới về chức năng nhiệm vụ của Bộ TT&TT, theo đó, có nhiều đơn vị mới như: Cục Chuyển đổi số Quốc gia, phụ trách lĩnh vực chuyển đổi số; Vụ Kinh tế số quản lý lĩnh vực mới hoàn toàn của Bộ TT&TT. Bộ TT&TT có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển đất nước khi các lĩnh vực do Ngành quản lý đều có định hướng, chiến lược phát triển mới.Về lĩnh vực Bưu chính, Thủ tướng đã ký Chiến lược quốc gia về phát triển bưu chính quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 và trở thành hạ tầng vững chắc, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Lĩnh vực bưu chính phát triển lớn hơn viễn thông, tăng trưởng 30 - 35% và chuyển sang thương mại điện tử.
Lĩnh vực Viễn thông chuyển thành hạ tầng số, phục vụ phát triển nền kinh tế. Lĩnh vực ứng dụng CNTT chuyển thành chuyển đổi số, dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Về lĩnh vực an toàn thông tin, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành cường quốc về an toàn thông tin mạng. Về kinh tế số, Thủ tướng đã ban hành chiến lược về phát triển kinh tế số - xã hội số. Lĩnh vực công nghiệp CNTT - truyền thông sẽ phấn đấu trở thành ngành công nghiệp lớn nhất của đất nước.
Trong khi đó, báo chí có chiến lược chuyển đổi số, có sứ mệnh mới là khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, biến thành sức mạnh tinh thần để Việt Nam bay lên. Lĩnh vực xuất bản có chiến lược xuất bản sách điện tử.
Báo chí, xuất bản và bưu điện đã đi đầu trong công cuộc đổi mới của đất nước và đổi mới thành công. Phổ cập điện thoại, phổ cập Internet, phổ cập sách, báo đến mọi người dân Việt Nam là một trong số rất nhiều đóng góp của ngành TT&TT. Lực lượng báo chí cách mạng và lực lượng bưu điện đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương cao quý nhất - Huân chương Sao Vàng. Lực lượng xuất bản được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Phát huy truyền thống quý báu đó, ngành TT&TT tiếp tục tiên phong đi đầu trong cuộc CMCN lần thứ 4, tiếp tục đổi mới và sẽ đổi mới thành công.
Bộ trưởng cho biết: Việt Nam là một trong số ít nước làm chủ hầu hết các sản phẩm an toàn, an ninh mạng tới 95%. Đặc biệt, năm 2021, Việt Nam được xếp hạng 25 về An toàn thông tin, đây là mức cao.
An toàn thông tin phải đảm bảo Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền trên mọi không gian trong đó có không gian mạng. Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng và phải đặt mục tiêu trở thành cường quốc về an toàn an ninh mạng trên không gian số.
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Dự kiến đến năm 2030, tỷ trọng Kinh tế số chiếm 30% GDP, hiện nay là trên 10%.
“Đôi cánh" để đất nước bay lên
Theo Bộ trưởng, trước đây đã có giai đoạn thăng trầm khi các Sở TT&TT có nguy cơ bị sáp nhập với các sở khác vào năm 2018 – 2019. Thời điểm đó, các tỉnh đã lập xong kế hoạch nhưng "chúng ta đã dừng lại được". Không những thế, còn làm cho Bộ TT&TT trở thành một trong những Bộ quan trọng nhất.
Đến nay, ngành TT&TT giống như một đôi cánh để đất nước bay lên. Một dân tộc, một đất nước muốn "hóa rồng, hóa hổ" thì phải dựa chủ yếu trên sức mạnh tinh thần.
Muốn trở thành nước phát triển thì phải dựa trên sức mạnh vật chất, mà sức mạnh vật chất bây giờ chủ yếu là công nghệ. Thời gian tới cơ bản phát triển dựa trên công nghệ, chủ đạo là công nghệ số. Ngành TT&TT nắm công nghệ số, sức mạnh công nghệ cất cánh để cho Việt Nam bay lên hùng cường, thịnh vượng. Sứ mạng của ngành trong giai đoạn này rất đặc biệt, Việt Nam có trở thành hùng cường hay không chính là trong giai đoạn này.
Đó là một trong những kết luận được đưa ra tại Hội thảo "Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và thế giới" diễn ra mới đây do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Quỹ FES và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức.
Theo ý kiến của các chuyên gia được trình bày tại hội thảo, lợi thế dễ nhìn thấy của điện hạt nhân là hiệu suất cao, không tốn nhiều diện tích khi tính lượng điện được sản xuất tương ứng trên đơn vị diện tích sử dụng.
![]() |
Một nhà máy điện hạt nhân ở Đức. |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì điện hạt nhân không phải là loại năng lượng bền vững, không hề rẻ, không đảm bảo được an ninh năng lượng, không góp phần giảm thiểu phát thải và không phải là công nghệ năng lượng của tương lai.
Theo đó, các chuyên gia này cho rằng, chi phí thực cho “đầu tư xây dựng” nhà máy điện hạt nhân không bao gồm 12 loại chi phí phát sinh trong vòng đời dự án mà ngân sách nhà nước phải chi trả, và được thu từ người sử dụng năng lượng và người đóng thuế như chi phí hoàn thiện chính sách, chi phí mua nhiên liệu, chi phí phòng sự cố, chi phí tháo dỡ…
Không giống các nhà máy điện thông thường, khi hết tuổi thọ, nhà máy điện hạt nhân phải tốn thêm chi phí xử lý chất thải hạt nhân và chi phí tháo dỡ.
Theo kinh nghiệm của Đức, những chi phí này thậm chí còn lớn và tốn kém nhiều thời gian hơn chi phí và thời gian xây dựng nhà máy. Đây thực sự đang là áp lực lớn đối với chính phủ và người dân Đức.
Theo ông Klaus-Peter Dehde, Thị trưởng vùng Elbtau - một cộng đồng sống gần nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, cho biết Đức đã phải bỏ ra 15 tỷ EUR để hỗ trợ và vận hành các nhà máy điện nguyên tử, khoản tiền này không bao gồm các khoản chi phí đã phải chi ra và tới đây sẽ phải chi thêm cho việc lưu giữ rác thải hạt nhân. Nếu tính tổng thể thì phải lên đến hàng nghìn tỷ EUR.
Theo kế hoạch, tới năm 2022, Đức sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, do yếu tố kỹ thuật phức tạp, các nhà máy năng lượng hạt nhân thường xảy ra lỗi và sai sót. Thậm chí nếu không có vấn đề gì xảy ra trong một thời gian dài, các lò phản ứng vẫn phải dừng để bảo trì định kỳ, hoặc tái xây dựng từng phần để đảm bảo cầ các quy định về an toàn mới. Trong thời gian tạm dừng, có thể kéo dài nhiều tháng, vẫn phải đảm bảo độ ổn định của lưới điện và phải sản xuất các nguồn năng lượng thay thế khác.
Do đó, điện hạt nhân không đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngược lại, nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự cố đặc biệt trong điều kiện thiên tai bất thường và khi sự cố xảy ra thì gây ra thảm họa lớn khó có thể khắc phục. Hiện đây là loại năng lượng không công ty bảo hiểm nào tham gia đảm bảo 100%.
“Chúng tôi có đến thăm quan nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ tại Đức, trong thời gian vận hành họ đã phải dừng hoạt động khoảng 500 lần vì gặp phải sự cố”.TS. Sonja Schirmbeck – Phó trưởng đại diện FES, cho hay.
Bà Kanna Mitsuta, Chương trình Năng lượng và Hạt nhân, Tổ chức Những người bạn Trái đất – Nhật Bản cho biết: “Thiệt hại (chi phí ổn định, dọn dẹp và sửa chữa) từ tai nạn hạt nhân Fukushima ít nhất là 13 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 130 tỷ đô la Mỹ), và có lẽ sẽ lên đến hàng chục nghìn tỷ yên. Đa số các chi phí này sẽ gánh vác bởi thế hệ trẻ ngày nay và các thế hệ tương lai.”
Các chuyên gia cũng cho rằng, tăng sản xuất điện hạt nhân không giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Do việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều năm (trung bình 10 năm) trong khi không còn nhiều thời gian để giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng thêm không quá 1,5 độ C, nỗ lực tăng sản xuất điện hạt nhân để cứu hành tinh sẽ trở thành những nỗ lực muộn màng.
Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), điện hạt nhân chỉ có thể đóng góp 6% trong tổng lượng khí thải toàn cầu phải cắt giảm tính đến năm 2050.
Các chuyên gia này cũng cho rằng, điện hạt nhân điện hạt nhân không phải là một tiến bộ công nghệ. Rất ít các cải tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ bắt nguồn từ điện hạt nhân.
Ngược lại chi phí để sản xuất và nghiên cứu về điện hạt nhân có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khoa học khác hiệu quả hơn. "Tương lai không còn là của điện hạt nhân mà của năng lượng tái tạo" - kết luận của hội thảo khẳng định.
![]() |
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam. |
Từ đó, các chuyên gia bày tỏ lo ngại với những rủi ro, thách thức đối với việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam khi nhìn thấy tỉ trọng đóng góp của điện hạt nhân hiện không đáng kể (dự kiến 3,6% công suất vào năm 2030).
Bên cạnh đó, tính cấp thiết đối với việc đối với phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi.
Ở Việt Nam, nhu cầu về sản xuất điện hạt nhân đã giảm rõ rệt thể hiện trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Tuy nhiên, việc có xây nhà máy điện hạt nhân hay không vẫn còn đang chờ quyết định.
Cho dù chỉ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, tất cả các giải pháp về thể chế và cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên (từ việc xây dựng mới Luật tới cơ quan quản lý độc lập, cho tới kế hoạch di dời cho cộng đồng cũng như nơi lưu trữ an toàn chất thải hạt nhân) vẫn cần phải được thiết lập.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu sản xuất điện hạt nhân có thực sự là một đầu tư xứng đáng, có thể bù đắp cho các phí tổn phải bỏ ra để quản lý nó nhất là khi nguồn năng lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu điện quốc gia hay không.
Chưa rõ thời điểm khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận 1 và 2 được Quốc hội phê duyệt vào 11/2009. Theo đó, dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công vào cuối 2014 và hoàn thành vào năm 2020 với tổng công suất trên 4.000 MW. Vào giữa tháng 1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thời điểm khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận có thể phải lùi lại tới năm 2020. Trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2016, thời điểm chạy tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là năm 2028. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông K.B. Komarov - phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga cho biết, thời điểm khởi công NMĐHN đầu tiên của Việt Nam có thể là năm 2027 hoặc 2028 chứ không phải 2021 hay 2022 như dự kiến. |
7 lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc "sát nách" Việt Nam Hiện tại, 7 tổ máy của 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc với công suất hàng ngàn MW nằm sát biên giới phía Bắc của Việt Nam đã đi vào hoạt động. Có tổ máy nằm cách biên giới Việt Nam chỉ 50km. Thông tin được Bộ KHCN cung cấp tại cuộc họp báo đầu tháng 10. Theo ông Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM), hiện tại có 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Quảng Tây) với 2 tổ máy; nhà máy điện hạt nhân Xương Giang (trên đảo Hải Nam) với 2 tổ máy và nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (Quảng Đông) với 3 tổ máy đã đi vào hoạt động. "Trong đó nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành nằm rất sát Việt Nam, các điểm gần nhất của biên giới Việt Nam chỉ 50km" - ông Quang cho biết. "Theo lộ trình xây dựng thì tại các nhà máy này có thể xây dựng tới 6 tổ máy". Như vậy, khi cả 3 nhà máy này được xây dựng hoàn thiện, sẽ có tới gần 20 lò phản ứng hạt nhân nằm sát biên giới phía Bắc của Việt Nam. |
Lê Văn
" alt="Điện hạt nhân: Lợi bất cập hại?"/>Ở lần tái bản này, sách mang diện mạo mới, tản văn và truyện ngắn được tách biệt rõ ràng. Bản bìa mềm sẽ in đổi chiều hai nửa nội dung, bản bìa cứng giống như hai quyển sách nối liền nhau, khi mở cả 2 cuốn sách cùng lúc sẽ tạo cảm giác như đang kéo một bức bình phong nhỏ.
Phần tản văn gồm 22 câu chuyện tựa như trang nhật ký ghi lại những điều vụn vặt mà thời ngô nghê. Ẩn chứa trong những kỷ niệm là bài học ta chỉ hiểu hết được khi trải qua nhiều thăng trầm. Những khoảnh khắc bình dị cùng người thân trong căn nhà cửa gỗ, những mất mát đầu đời, ... gần gũi và chạm đến trái tim nhiều người.
Có đoạn, tác giả viết về nỗi đau rất nhẹ nhàng nhưng đầy day dứt: “Từ khi ông mất đi, những chiều cuối năm không còn ai ngồi quanh đống lửa, nhưng dù đi đâu, chúng tôi vẫn luôn quay về góc vườn cũ, thăm lại những hàng cây. Bao nhiêu lớp lá khô rơi đã tan thành tro bụi, vậy mà vòm lá vẫn xanh và rì rầm trong gió. Nhưng tôi biết rằng: trong vòm cây nguyên lành như chưa bao giờ biến đổi kia, có một chiếc lá đã rơi và để lại khoảng trống trong tôi không gì bù đắp nổi. Chiếc lá ấy vẫn trở về trong trái tim những chiếc lá khác - vào mỗi buổi chiều cuối năm”.
Phần truyện ngắn gồm 11 câu chuyện bay bổng, mơ mộng cùng một giọng văn, nhưng tinh thần và tâm thế khác. Qua góc nhìn của người từng trải, những câu chuyện tình yêu giản dị, chân thành trở nên sâu sắc lạ thường: “Giữa tia suy nghĩ nào đấy vừa thoáng qua về vị ngọt trong ly tonic, tôi chợt nhận ra tình yêu cũng giống như lời tỏ tình. Nó có thể bắt đầu và kết thúc bằng một thứ nước uống ở quán cà phê. Nó có thể bắt đầu bằng nỗi nhớ, không phải chính con người ấy, mà là khoảng không gian, những cảm xúc bao quanh mỗi khi ta ở bên người ấy. Sự bình yên”.
Những câu chuyện nối tiếp dẫn dắt người đọc qua từng đoạn hồi ức tự nhiên và nhiều cảm xúc. Sau những trải nghiệm, sách mang tới giá trị về niềm tin vào cuộc sống và xoa dịu tâm hồn những người con xa quê.
Sở hữu những tựa sách ăn khách như "Nếu biết trăm năm là hữu hạn", "Những lối về ấu thơ", "Lạc giữa nhân gian",... Đặng Nguyễn Đông Vy không còn xa lạ với những bạn trẻ yêu thích văn học Việt. Tác phẩm của cô xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng được viết dưới góc nhìn sâu sắc và khác lạ.
Thư Hồ
" alt="Sách xoa dịu những tâm hồn xa quê của Đặng Nguyễn Đông Vy"/>